Trẻ sốt do mắc Covid-19, khi nào cần liên hệ nhân viên y tế?

Một số phụ huynh bày tỏ lo lắng khi tình trạng sốt của trẻ F0 không thuyên giảm dù đã cho uống thuốc hạ sốt và đặt câu hỏi, sốt ở mức độ nào cần liên hệ cơ quan y tế.

Các triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 bao gồm: sốt hoặc ớn lạnh; ho, đau họng; mệt mỏi, đau mỏi toàn thân; đau đầu; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; mất vị giác hoặc khứu giác; buồn nôn, nôn, tiêu chảy; các triệu chứng khác như thở nhanh, khó thở, suy hô hấp,…

Theo thống kê của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt là triệu chứng thường gặp ở 70-80% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân có biểu hiện sốt nóng là chủ yếu, có thể kèm gai rét hoặc ớn lạnh, nhiệt độ thường dao động từ 37,5 đến 39 độ C. Chỉ một số trường hợp có biểu hiện sốt cao trên 39,5 độ C. Thời gian sốt thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt là tình trạng mệt, đau mỏi cơ, khớp.

Ở trẻ em mắc Covid-19, triệu chứng sốt cũng tương tự như người lớn. Trên các diễn đàn, một số phụ huynh chăm sóc trẻ F0 tại nhà bày tỏ lo lắng về vấn đề tình trạng sốt của bé không thuyên giảm dù đã cho con uống thuốc hạ sốt và đặt câu hỏi, sốt ở mức độ nào cần liên hệ cơ quan y tế/tới bệnh viện?

Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, bác sĩ Hà Đình Bổng, thành viên Nhóm bác sĩ hướng dẫn điều trị bé F0 tại nhà cho biết phụ huynh nên liên hệ với nhân viên y tế nếu tình trạng của con thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây.

Thứ nhất, bé sốt liên tục trên 48 tiếng đồng hồ, mặc dù đã dùng tất cả các biện pháp hạ sốt như sử dụng thuốc, chườm ấm, nới rộng quần áo,… mà không hạ sốt được.

Thứ hai, trẻ sốt cao trên 39,5 độ C, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất kém với thuốc hạ sốt. Ví dụ, trẻ đã dùng thuốc hạ sốt nhưng chỉ hạ được 1 tiếng, sau đó sốt lại và sốt vẫn cao thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm soát nhiệt độ. “Sốt trên 39,5 độ C là mức cao, nếu để kéo dài sẽ rất dễ bị biến chứng’, bác sĩ Bổng nói.

{keywords}
Hình minh họa: thomsonmedical.com

Thứ ba, bé sốt kèm một trong số dấu hiệu chuyển nặng dưới đây:

Với trẻ dưới 5 tuổi:

- Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, co giật.

- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: bé dưới 2 tháng khi thở từ 60 lần/phút trở lên, bé từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi khi thở từ 50 lần/phút trở lên, bé từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi khi thở từ 40 lần/phút trở lên.

- Trẻ thở bất thường: khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.

- Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, tiểu ít.

- Tím tái

- SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)

- Nôn mọi thứ

- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.

- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng.

- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Với trẻ từ 5 tuổi trở lên:

- Cảm giác khó thở

- Ho thành cơ không dứt

- Không ăn/uống được

- Nôn mọi thứ

- Đau tức ngực

- Tiêu chảy

- Trẻ mệt, không chịu chơi

- SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)

- Thở nhanh: nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là từ 30 lần/phút trở lên, từ 12 tuổi là từ 20 lần/phút trở lên.

- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn

- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Theo bác sĩ Bổng, khi trẻ sốt nhẹ, từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C (hoặc 38 độ C nếu trẻ từng co giật), phụ huynh nên thực hiện 4 bước gồm đặt trẻ nằm trong phòng kín gió; nới rộng quần áo, mở tã lót (dù trẻ cảm giác lạnh cũng tuyệt đối không đắp nhiều chăn, không mặc nhiều quần áo, không bật đèn sưởi).

Chườm ấm cho trẻ: Dùng khăn sạch nhúng vào chậu nước ấm từ 32-35 độ C, vắt bớt nước dư và lau người cho bé; tập trung lau vùng cổ, nách, bẹn,… Tuyệt đối không lau người bằng nước chanh, cồn, rượu. Không nhúng trực tiếp tay, chân hoặc toàn thân trẻ vào chậu nước.

Phòng rối loạn nước - điện giải cho bé: Trẻ dưới 6 tháng cần tăng số lần bú mẹ (hoặc vắt sữa, sau mỗi 15 phút có thể cho trẻ ăn vài thìa); trẻ lớn hơn có thể uống dung dịch Oresol, uống ít một và uống nhiều lần.

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C (hoặc trên 38 độ nếu từng co giật) thì cần dùng thuốc hạ sốt ngay, kết hợp 4 bước như trên. Bộ Y tế hướng dẫn, cha mẹ có thể cho bé uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại. Lưu ý, tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.

Hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ, cụ thể như sau: bé dưới 1 tuổi dùng paracetamol 80mg, liều uống mỗi lần là 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 1 đến dưới 2 tuổi dùng paracetamol 150mg, liều 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 2 đến dưới 5 tuổi dùng paracetamol 250mg, liều uống 1 gói x 4 lần/ngày; trẻ từ 5 đến 12 tuổi dùng paracetamol 325mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày; trẻ trên 12 tuổi dùng paracetamol 500mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày.

Chú ý, hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi chỉ dùng khi không biết cân nặng của trẻ, tối ưu nhất vẫn là tính liều theo cân nặng.

Nguyễn Liên

Kiêng tắm 6 ngày khi mắc Covid-19, da trẻ đóng vảy, đỏ lừ

Kiêng tắm 6 ngày khi mắc Covid-19, da trẻ đóng vảy, đỏ lừ

Bé trai 4 tháng tuổi (Hà Nội) mắc Covid-19 được khoảng 1 tuần thì đột ngột xuất hiện rất nhiều mụn nước trên da, da khô, đóng vẩy nặng nề.



 Đồ thờ cúng Bát Tràng với nhiều mặt hàng thờ cúng được làm bằng gốm Bát Tràng nổi tiếng. Tìm hiểu ngay nhé

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐINH SỬU SINH NĂM 1997 MỆNH GÌ ? 1997 TUỔI GÌ ? HỢP MÀU GÌ

Tin nóng hôm nay - Gốm sứ Bát Tràng vươn tầm thế giới

Thông tin mới nhất về làng gốm tại Việt Nam