Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

Hà Nội dự kiến tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi trong quý này

Hình ảnh
Hà Nội dự kiến tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong quý này, lộ trình theo lứa tuổi từ cao đến thấp, hạ dần độ tuổi. Đối tượng được tiêm bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học có chỉ định sử dụng vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Chiến dịch tiêm chủng sẽ được tiến hành đồng loạt trên địa bàn TP, lộ trình triển khai theo lứa tuổi từ cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi) cũng như theo tiến độ cung ứng vắc xin.  https://royalceramic.net/danh-muc/gom-su-bat-trang TP sẽ tổ chức tiêm tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động theo hình thức tiêm chủng thường xuyên. Địa điểm triển khai chính tại điểm tiêm chủng lưu động ở các trường học. Ngoài ra, tiêm tại trạm y tế hoặc cơ sở y tế cho đối tượng trẻ không đi học, đối tượng thận trọng, trì hoãn tiêm. Hà Nội cũng huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện bộ, ngành đóng trên

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công

Hình ảnh
Hệ miễn dịch yếu giống như lời mời gián tiếp cho virus xâm nhập cơ thể chúng ta. Chức năng của hệ miễn dịch là ghi nhớ mầm bệnh và bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấn công trong tương lai. Thông thường, sự lưu nhớ này được tạo ra một cách tự nhiên sau khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh hoặc có sự trợ giúp của vắc xin. Hệ miễn dịch kém khiến cơ thể nhiễm bệnh, các virus sinh sôi và phát triển. Bởi vậy, chúng ta phải nhận thức được các dấu hiệu của hệ miễn dịch kém và giữ cho cơ thể luôn sẵn sàng chống lại sự tấn công của yếu tố gây hại. Hay cáu giận Một cơ thể khỏe mạnh mới đem lại một tâm trí bình tĩnh. Khi bạn không khỏe, điều đó chắc chắn sẽ bộc lộ qua tinh thần của bạn. Ngoài ra, một số cảm giác khó chịu nhất định có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm bệnh mà các triệu chứng có thể không biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, nếu bạn thường xuyên cáu kỉnh và kiệt sức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cảm thấy uể oải Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng khác của hệ miễn dịch kém. Vì bạn chiến đấu liên

EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19

Hình ảnh
Nhằm tăng cơ hội bảo vệ nhiều người hơn trước Covid-19, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) vừa phê duyệt cho phép 27 nước thành viên thuộc Ủy ban châu Âu mở rộng đối tượng được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld. Theo đó, đối tượng sử dụng là người trên 12 tuổi và cân nặng từ 40kg trở lên, không giới hạn về tình hình bệnh lý hay không. https://royalceramic.net/danh-muc/gom-su-bat-trang Quyết định này dựa trên khuyến nghị sử dụng Evusheld từ nghiên cứu lâm sàng Provent - nghiên cứu uy tín hàng đầu trên thế giới, mở ra cơ hội cho nhiều nhóm đối tượng được bảo vệ trước Covid-19 hơn. Trong đó, đặc biệt là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao và nguy cơ chuyển nặng, tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người hoặc thực hiện dịch vụ thiết yếu, công tác chống dịch…  Tiêm Evusheld rộng rãi được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và trở nặng cho phần lớn dân số. Ảnh: BVĐK Tâm Anh Phê duyệt này được cho là phù hợp với th

Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TP.HCM kêu cứu

Hình ảnh
“Được tôn vinh như thiên thần áo trắng, nhưng chúng tôi phải đi phục vụ quán cà-phê, nhà hàng để bù vào chi phí trong thời gian chống dịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Hỏi khắp nơi nhưng họ nói tiếp tục chờ đợi”  Nửa năm chống dịch nhận 6 triệu hỗ trợ Anh V.H –sinh viên điều dưỡng của Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 từ ngày 16/8/2021 đến 21/1/2022. Như hàng ngàn tình nguyện viên khác, anh bước vào đại dịch không nghĩ đến chuyện đi để được gì. Nửa năm trôi qua, họ đã chiến đấu ở mặt trận khốc liệt nhất. Dịch hạ nhiệt, mọi người trở về cuộc sống cơm áo gạo tiền. Bệnh viện Hồi sức  Covid-19 duy trì sứ mệnh đến ngày 30/3/2022 chính thức ngưng hoạt động. Thế nhưng, tình nguyện viên vẫn mòn mỏi gõ cửa nhiều nơi để hỏi tiền phụ cấp. Tình nguyện viên nhắn tin Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy để hỏi phụ cấp chống dịch. Theo anh V.H, trong 6 tháng chống dịch, anh nhận được hơn 6.000.000 là phần hỗ trợ cho tháng 8/2021. “Từ th

Trẻ mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?

Hình ảnh
Nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại về tình trạng mất ngủ của con sau khỏi Covid-19. Có những trẻ đã lớn, đi học cấp 1 hoặc cấp 2, nhưng cũng có bé còn rất nhỏ, thậm chí mới 3-4 tháng tuổi. Khỏi Covid-19 một thời gian không lâu, con trai 8 tháng tuổi của chị Hồng Minh (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) bắt đầu có tình trạng ăn kém, ngủ ít, vào giấc ngủ rất khó. Nửa đêm, con quấy khóc, trằn trọc không sâu giấc khiến chị Minh cùng chồng rất lo lắng. Gia đình chị Lan Anh (27 tuổi, Đống Đa) cũng gặp tình huống tương tự khi con gái 6 tháng tuổi bị khó ngủ về đêm, dễ giật mình quấy khóc, ngủ không sâu. Chị Lan Anh tâm sự, bé đã khỏi  Covid-19 hơn 1 tuần nay, ban ngày chơi ngủ đều bình thường nhưng tới đêm lại trằn trọc. “Cứ khoảng 1h sáng, cháu thường tỉnh dậy khóc lớn, dỗ mãi mới chịu nín. Trước lúc bị bệnh con ngủ rất ngon, cả đêm không thấy quấy”, chị Lan Anh chia sẻ. Trên cá

Người phụ nữ mắc căn bệnh ‘hóa đá’

Hình ảnh
Asal Shirazi, 57 tuổi, sống chung với căn bệnh xơ cứng bì hiếm gặp trong nhiều năm. Người phụ nữ Anh gốc Iran đã phải chịu đựng "căn bệnh biến bạn thành đá" gần 20 năm qua. Khi 39 tuổi, Asal Shirazi nhận thông báo cô chỉ còn sống từ 4 đến 6 tháng sau khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng hiếm gặp có tên xơ cứng bì toàn thể. Bất chấp tiên lượng xấu, hiện cô có 5 người con, một thương hiệu chăm sóc da và đang nỗ lực để nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh trên. Shirazi (trái) đạt được nhiều thành công trong cuộc sống dù sức khỏe yếu Xơ cứng bì ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tấn công các mô cơ thể dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng. Bệnh có các mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ xơ cứng bì khu trú nhẹ chỉ ảnh hưởng đến da đến xơ cứng toàn thể như Shirazi mắc phải. “Tôi đã mắc phải loại nặng nhất, ảnh hưởng tới tim và phổi. Tôi không thể ngồi lâu. Tôi bị viêm khớp quanh cơ tim và phổi của tôi xơ hóa”, cô nói. Xơ hóa là khi phổi bị sẹo và bệnh nhân thở khó khăn.

1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói

Hình ảnh
Sau khi khỏi Covid-19, nam bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung trong công việc và không còn ham muốn trong chuyện “yêu” như trước. Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà đang được chứng minh là bệnh đa cơ quan, trong đó có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như tình dục. Virus này được cho là có liên quan mật thiết đến các triệu chứng như suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, thông qua 2 cơ chế trực tiếp và gián tiếp. Các nhà khoa học đã tìm thấy virus trong tinh hoàn nam giới có tiền sử mắc Covid-19. Từ đó cho thấy, khi tấn công vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 gây rối loạn điều chuyển ACE-2 (một enzym chuyển đổi angiotensin 2) có trong tế bào Leydig trong tinh hoàn, gây đáp ứng viêm quá mức, sản xuất các chất tiền viêm ồ ạt dẫn đến suy giảm hormone testosterol giảm ham muốn, rối loạn cương và ảnh hưởng đến tinh trùng. Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tới thăm khám vì những biểu hiện suy giảm ham muốn, rối loạ

Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin

Hình ảnh
Theo thống kê, hiện còn 41.431.113 mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin. Người dân cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật, phục vụ việc cấp hộ chiếu vắc xin tới đây. Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” và quán triệt bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng Covid-19 tổ chức sáng 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đến nay tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam đạt mức rất cao trong khu vực và quốc tế. Việt Nam hiện là một trong 6 trong nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin cao nhất trên thế giới. Đến ngày 1/4, cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vắc xin, tỷ lệ bao phủ cho người từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 gần 100%, mũi 2 là 99%, mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ mũi 1 là 99%, mũi 2 là 94%. Bộ Y tế và các địa phương cũng đang chuẩn bị để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, dự kiến vào giữa tháng 4/2022. Thứ trưởng nhấn m

Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người

Hình ảnh
“Khi nhân dân cần, chúng tôi sẽ có mặt!”. Đó là chia sẻ của BS. Nguyễn Công Hân, người đã góp sức trong công tác cấp cứu vận chuyển hơn 2.0000 người bệnh F0 quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thời gian qua. Tích cực hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, dưới sự chỉ đạo của BS. Nguyễn Công Hân - Chủ tịch tập đoàn HYH, Công ty Cổ phần Bệnh viện Hữu nghị quốc tế Hà Nội (một trong những đơn vị thuộc tập đoàn HYH) đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng Covid-19.  Các y bác sĩ thuộc Bệnh viện Hữu nghị quốc tế Hà Nội tham gia vào Tổ cấp cứu vận chuyển bệnh nhân F0 Nam Từ Liêm Đồng thời, ngoài nhiệm vụ chuyên môn tại bệnh viện, BS. Nguyễn Công Hân cùng các y bác sĩ thuộc Bệnh viện Hữu nghị quốc tế Hà Nội còn phối hợp với quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham gia vào Tổ cấp cứu vận chuyển bệnh nhân F0 Nam Từ Liêm. BS. Công Hân cho biết, các y bác sĩ đã cấp cứu cho hơn 500 F0 và vận chuyển hơn2.000 F0 đến bệnh viện tuyến trên. Vị bác sĩ chia sẻ: “T

Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung

Hình ảnh
“Tôi nghĩ thai nhỏ có thể tự xử lý được nên đã mua thuốc phá thai về uống. Tôi không ngờ chính sự chủ quan của mình suýt nữa đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống”, nữ bệnh nhân nói. Bệnh nhân Đ.N.A (32 tuổi, ở huyện Lục Nam, Bắc Giang) cho biết, những tháng gần đây thỉnh thoảng vẫn bị ra máu nên chị nghĩ đó là kinh nguyệt bình thường. Hơn nữa, không có biểu hiện ốm nghén hay các dấu hiệu mang thai như 3 lần trước vì vậy chị không biết mình đã có bầu được 22 tuần. Người nhà thấy tăng cân nhiều nên khuyên chị thử thai. Lúc này, chị A. thử thai mới biết là có bầu. Vì 3 lần mang thai trước đều sinh mổ, bé út mới được hơn 2 tuổi, chị A. cũng không có ý định sinh thêm bé nữa. “Tôi nghĩ chắc là mình cũng mới có bầu thôi, thai nhỏ có thể tự xử lý được nên đã mua thuốc phá thai về uống. Tôi không ngờ chính sự chủ quan của mình suýt nữa đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống”, chị nói. Chiều ngày 8/3, chị A. được người nhà đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu trong tình trạng da xanh, niêm m

Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng

Hình ảnh
Nếu điều đầu tiên bạn làm ngay khi thức dậy là uống một tách cà phê để tỉnh táo, bạn nên xem xét lại thói quen này. Với nhiều người, thật khó khi bắt đầu một ngày nếu không có cà phê. Nhưng thưởng thức loại đồ uống này trước khi ăn sáng có thể dẫn đến một số hậu quả. Tác động đến lượng đường trong máu Nhiều người không thể chịu được suy nghĩ đối mặt với ngày mới mà không có một tách cà phê nóng. Nhưng nếu thứ đầu tiên cơ thể hấp thụ vào buổi sáng là cà phê, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên 50%. Điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ món đồ uống yêu thích của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra, bạn loại bỏ được tác hại này nếu ăn sáng trước, uống cà phê sau. Ảnh minh họa: Bath Gây khô da Cà phê là một chất lợi tiểu mạnh nên sau khi uống, bạn dễ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Mặc dù thỉnh thoảng thưởng thức cà phê sẽ không dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, nhưng vẫn khiến cơ thể hao hụt chất dịch. Do đó, điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước trong ngày. Nếu

Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin

Hình ảnh
Hiện nay, Anh ghi nhận hơn 50.000 ca tái nhiễm Covid-19 mỗi tuần, gấp đôi so với cuối tháng 2. Cùng với số bệnh nhân Covid-19 tiếp tục gia tăng, Anh cũng đang trải qua một đợt bùng phát tái nhiễm. Theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), trong một tuần (từ 14/3 tới 20/3), số bệnh nhân tái nhiễm (hai lần xét nghiệm cách nhau hơn 90 ngày) đã vượt qua 50.000 ca, chiếm 10% tổng số ca. Ảnh minh họa: Imperial Trong khi đó, vào tuần cuối tháng 2, Anh ghi nhận gần 20.000 ca tái nhiễm Covid-19. Tỷ lệ hằng tuần đang tăng ở tất cả các nhóm tuổi và đã tăng gần gấp đôi trong một tuần ở những người từ 30 tuổi trở lên. Trong khi đó, Anh đạt mức tiêm vắc xin cao với 85,8% số người từ 12 tuổi trở lên đã chủng ngừa đầy đủ và 66,8% đã tiêm nhắc lại. Ngoài ra, đến ngày 1/4, ước tính 99% dân số trưởng thành ở Anh có kháng thể Covid-19 nhờ vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh. Với mức độ miễn dịch bao phủ cao như vậy, tại sao nhiều người ở Anh lại tái nhiễm Covid-19? BA.2 dễ lây lan hơn Tiến sĩ A

Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19

Hình ảnh
Một người đàn ông 60 tuổi bị cáo buộc đã tiêm hàng chục mũi vắc xin Covid-19 ở Đức để bán thẻ chủng ngừa giả. Người đàn ông đến từ thành phố Magdeburg, miền đông nước Đức, được cho đã tiêm tới 90 mũi vắc xin Covid-19 tại các trung tâm tiêm chủng trong nhiều tháng cho đến khi bị cảnh sát hình sự phát hiện vào đầu tháng 4. Nghi phạm không bị bắt giữ nhưng đang bị điều tra vì phát hành trái phép thẻ tiêm chủng và giả mạo tài liệu. Ảnh minh họa: Unison Người này bị bắt quả tang tại một trung tâm ở Eilenburg khi đến tiêm mũi vắc xin Coivd-19 liên tiếp trong 2 ngày. Cảnh sát tịch thu một số thẻ chủng ngừa chưa điền của ông này và bắt đầu các thủ tục hình sự. Hiện chưa rõ khoảng 90 mũi vắc xin, thuộc các nhãn hiệu khác nhau, có tác động như thế nào đến sức khỏe của người đàn ông. Cảnh sát Đức đã tiến hành nhiều cuộc truy quét liên quan đến việc làm giả chứng nhận vắc xin trong những tháng gần đây. Nhiều người từ chối việc tiêm phòng ở Đức. Nhưng họ vẫn muốn có hộ chiếu Covid-19 để tiếp

Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Hình ảnh
Đốm trắng trên móng tay có thể do va đập thông thường nhưng cũng là dấu hiệu của bệnh vẩy nến, chàm, Covid-19… Bác sĩ Spencer Kroll có một cuốn sách trên kệ từ khi học ở trường y. Trong đó, có thông tin về cách khám phổ biến một thời của các bác sĩ. Khi bắt tay bệnh nhân, bác sĩ sẽ xoay nhẹ bàn tay để xem phần móng. Tiến sĩ Kroll, chuyên gia nội khoa ở bang New Jersey (Mỹ) cho biết: “Đó là một phần quan trọng của chẩn đoán. Họ đã xem xét màu sắc và kết cấu của móng tay trước khi có những xét nghiệm phức tạp sau này”. Các đốm trắng trên móng tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân - từ các vấn đề thẩm mỹ nhỏ đến các bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. May mắn thay, khả năng thứ hai hiếm khi xảy ra hơn. Ảnh minh họa: Firstcry Parenting Chấn thương móng Nếu va móng tay vào vật gì đó, bạn sẽ thấy xuất hiện các đốm trắng hoặc vết hằn do chấn thương. Ngoài ra, những người sơn sửa móng tay cũng gặp hiện tượng dị ứng. Trong trường hợp này, phải mất một thời gian để nốt trắng không còn do m

Tin tức Covid-19 hôm nay 3/4 Việt Nam thêm 50.730 ca Covid-19, giảm 14.886 ca so với hôm qua

Hình ảnh
Theo Bộ Y tế, cả nước có thêm 50.730 ca Covid-19, giảm 14.886 ca so với hôm qua. Hai tỉnh Thái Bình và Bắc Giang bổ sung hơn 50.000 ca nhiễm.  Bộ Y tế cho biết, ngày 3/4, cả nước có 50.730 ca Covid-19 mới tại 61 tỉnh thành, giảm 14.886 ca so với hôm qua. Tất cả đều là ca ghi nhận trong nước, có 27.307 ca cộng đồng. Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (6.304), Yên Bái (2.604), Nghệ An (2.599), Quảng Ninh (2.522), Bắc Giang (2.503), Phú Thọ (2.435), Lào Cai (2.034), Thái Bình (1.725), Vĩnh Phúc (1.592), Tuyên Quang (1.420), Lạng Sơn (1.361), Quảng Bình (1.283), Bắc Kạn (1.112), Thái Nguyên (997), Hà Giang (968), Hà Nam (957), Sơn La (948), Bình Định (929), Cao Bằng (789), Lâm Đồng (768), Vĩnh Long (758), Hải Dương (754), Bắc Ninh (735), Hưng Yên (709), Hà Tĩnh (688), Bình Phước (674), Tây Ninh (669), Hòa Bình (591), Bình Dương (589), Lai Châu (572), Cà Mau (565), Quảng Trị (562), Thừa Thiên Huế (555), Ninh Bình (520), Bến Tre (519), Điện Biên (467), Quảng Ngãi (463), B

Mức độ phổ biến của các triệu chứng Omicron

Hình ảnh
Sổ mũi, mệt mỏi, đau họng… là các biểu hiện ở khoảng 70% bệnh nhân Covid-19 vào thời điểm hiện tại. Có một loạt các triệu chứng cảnh báo bạn đã nhiễm biến thể Omicron. Trong đó có hắt hơi, đau cơ, đau đầu, bỏ bữa, ho… Ứng dụng theo dõi Triệu chứng Covid-19 vừa cập nhật 20 triệu chứng thường gặp. Ảnh minh họa Gần đây, một triệu chứng mới đã được đưa vào danh sách, vì ngày càng có nhiều người chia sẻ họ đã trải qua cảm giác đó. Một số bệnh nhân ở Anh cho biết, họ bị ù tai sau khi nhiễm Covid-19. Đầu năm nay, Tiến sĩ Konstantina Stankovic, Chủ nhiệm Khoa Tai Mũi Họng - Phẫu thuật Đầu và Cổ tại Đại học Stanford, Mỹ, thông tin, đau tai đang trở thành một dấu hiệu phổ biến của Covid-19. Nhóm của Tiến sĩ Stankovic chia sẻ, những người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng ở tai trong. Vị chuyên gia nhận định tình trạng nhiễm trùng trong tai có khả năng xuất phát từ mũi. “Bạn nên cẩn thận nếu mất thính giác, chóng mặt, ù tai. Ở một số bệnh nhân, chúng tôi thấy mất thính lực l

Vụ đốt nhà trọ ở Hà Nội: Nam thanh niên bỏng hô hấp phải thở máy, tiên lượng nặng

Hình ảnh
Các bác sĩ nhận định, tình trạng bỏng đường thở làm tăng nguy cơ tử vong. Hiện nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng.  Trao đổi với VietNamNet trưa 3/4, một đại diện Viện Bỏng Quốc gia cho biết, trong số các nạn nhân của vụ đốt nhà trọ ở Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang điều trị tại đây, nam thanh niên N.M.D., 30 tuổi là nặng nhất. Bệnh nhân có diện tích bỏng lớn: 35%, thuộc diện bỏng nặng. Ngoài ra, người đàn ông còn bị bỏng hô hấp nên phải duy trì thở máy để hỗ trợ hô hấp trong giai đoạn tổn thương. “Nếu chỉ bỏng ngoài da đơn thuần, khả năng sống của bệnh nhân sẽ cao. Nhưng vì có tình trạng bỏng hô hấp nên chưa thể khẳng định chắc chắn được điều gì. Tình trạng bỏng đường thở làm tăng nguy cơ tử vong, tiên lượng nặng”, vị đại diện thông tin. Có 2 yếu tố có thể gây bỏng hô hấp. Thứ nhất là bỏng do nhiệt, hơi nóng, khí nóng mà bệnh nhân hít vào. Thứ hai là do hít khó

Bé gái 14 tuổi ở TP.HCM khỏi Covid-19 sau 108 ngày

Hình ảnh
Trong hơn 3 tháng điều trị, Q. trải qua 80 ngày phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo), có những thời điểm tưởng chừng không qua khỏi. Ngày 3/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vừa chữa khỏi cho bệnh nhân Q. (14 tuổi) bị Covid-19, rơi vào hội chứng nguy kịch hô hấp cấp. Trước đó, tháng 12/2021, bệnh viện tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt: bé gái 14 tuổi nhiễm Covid-19 từ Bệnh viện Từ Dũ chuyển đến trong tình trạng nghiêm trọng.  Bé Q. đã bình phục sau 3 tháng điều trị Tại Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận Q. viêm phổi nặng - nhiễm trùng huyết - suy hô hấp rất nặng phải thở máy thông số cao. Bệnh nhân diễn tiến xấu nhanh, tổn thương đa cơ quan nên được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục hỗ trợ hô hấp, lọc máu liên tục và điều trị kháng sinh phổ rộng, kháng đông, kháng viêm. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng phổi của Q. diễn tiến xấu, tổn thương nặng lan tỏa 2 bên, thở máy thông số cao, có chỉ định sử dụng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ

Sự thật về các sản phẩm “thải độc, lọc phổi” ăn theo hậu Covid-19

Hình ảnh
“Hậu Covid-19 đáng sợ lắm, có người trắng xoá phổi". Sau lời dọa, một sản phẩm nào đó sẽ được rao bán với giá 400.000 đến 500.000 đồng, có tác dụng… thải độc phổi cho các cựu F0. “Hậu Covid cần em này lọc phổi lắm nhé. Hàng về đến đâu có người mua hết đến đó. Dùng để không phải điều trị di chứng nhé”. “Hậu Covid đáng sợ lắm, có người không biểu hiện gì nhưng khi đi chụp lại phổi thì trắng xoá, lốm đốm, rỗ hết phổi”. Đó là những lời quảng cáo đánh vào tâm lý lo sợ của người dân về hậu Covid-19. Mỗi sản phẩm được rao bán thấp nhất cũng ở mức 400.000 đồng/hộp (đắt hơn một hộp thuốc kháng virus điều trị Covid-19), nhưng nhiều người sẵn sàng mua về.  "Thuốc lọc phổi" được rao bán tấp nập trên mạng xã hội. Một số người bán hàng còn quảng cáo có loại thuốc thải độc toàn bộ nội tạng bao gồm “da, phổi, gan, thận, ruột” với thành phần là nước rau củ. Hầu hết, thuốc/thực phẩm chức năng dạng này có nhãn tiếng Nhật, Hàn Quốc hoặc được giới thiệu là hàng từ Australia, Mỹ…  “Tô

Mỗi người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng trong 1 tuần

Hình ảnh
Nghiên cứu gần đây cho thấy con người tiêu thụ khoảng 5g hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng. Các nhà khoa học tại Đại học Y Vienna (Áo) giải thích, các hạt nhựa xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người từ bao bì, muối biển, hải sản, thậm chí cả nước uống. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Exposure & Health, hạt vi nhựa có kích thước từ 0,0001 đến 5 mm có khả năng thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột. Về cơ bản, những hạt nhựa nhỏ bé này đang tàn phá đường ruột của bạn. Những thay đổi trong đường tiêu hóa do nhựa có liên quan đến các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường và bệnh gan mạn tính. Ảnh minh họa Khi nghiên cứu những tác động của hạt vi nhựa với cơ thể, các nhà khoa học của Đại học Vienna cũng phát hiện ra cách mà những chất dẻo nhỏ bé này đi vào mô ruột của con người. Khi ở trong ruột, các hạt nhựa dẫn tới phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm. Nhiều bằng chứng ghi nhận, vi nhựa kích hoạt các yếu tố liên quan tới s